CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN I MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 2,1-12
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: NĂM LẺ: Dt 4, 1-5 ;11
Anh em thân mến, chúng ta hãy lo sợ, kẻo đang khi lời hứa được vào trong sự an nghỉ của Chúa còn có giá trị mà có người trong anh em tưởng mình không được hưởng.
Trong bài suy gẫm hôm nay, sẽ đề cập về sự “an nghỉ". Đây là sự chuyển dịch của từ “sabat" trong tiếng Do Thái.
Trong đó Do Thái giáo, việc nghỉ hàng tuần là bó buộc theo
tôn giáo. Thiên Chúa muốn loài người nghỉ ngơi!
Tuy nhiên, cuộc sống con người thay đổi giữa việc làm và nghỉ ngơi, giữa chuyển vận và ngưng nghỉ. Sự nghỉ ngơi đích thực không chỉ là một sự chấm dứt, một thái độ tiêu cực, mà là sự hoàn tất của hành động. Những bộ điều trang nghiêm của Yoga là hình ảnh của một sự an nghỉ “tập trung" cao điểm, và như thế, là ý thức tối đa.
“Sư an nghỉ của Thiên Chúa" mà thư gửi người Do Thái sắp nói tới, hoàn toàn đi ngược lại sự bất động lo lắng, thụ động, biếng nhác. Đây là hạnh phúc bền chặt có ý thức cao độ: để tồn tại. Chúng ta, các thực thể nhân linh chỉ sống nữa chừng phần lớn thời gian, trong một loại phiền muộn mông lung. Chúng ta phải học nơi Thiên Chúa để “sống mãnh liệt”.
Quả thực, chúng ta đã lãnh nhận tin mừng như họ, những lời họ đã nghe không sinh ích gì cho họ, bởi họ không lấy đức tin mà thông hiệp với những kẻ đã tin.
Hoàn toàn khác nhau giữa “lắng nghe " và “nghe”.
Thực vậy trong các cuộc đối thoại giữa con người, cũng như trong kinh nguyện của chúng ta, chúng ta thiếu sự tập trung, cho phép đón nhận mãnh hệt lời Người nói. Đức tin là lắng nghe Chúa bằng cả con người tôi...
Chúng ta là những kẻ đã tin, chúng ta đang đi vào nơi an nghỉ.
Đất hứa, sau chuyến đi dài mệt nhọc trong sa mạc, là hình ảnh báo trước sự “an nghi quyết định" là trời cao. Trong Chúa Giêsu, trời đã bắt đầu: Hãy đến với Ta, nào tất cả những ai đang vất vả gồng gánh nặng nề, thì chính Ta sẽ cho các con được nghỉ yên". (Mt 11,28)
Cầu nguyện vừa là lúc tập trung mãnh liệt, vừa là lúc an nghỉ thẳm sâu. Một người mẹ gia đình đông con, nặng gánh lo âu, đã nói rằng ; bà không bỏ qua giờ để cầu nguyện trong ngày: đây là lúc đẹp nhất trong ngày, lúc làm sinh động mọi các còn lại cách an nghỉ tốt nhất của tôi!
Chúa phán: "Như~ta đã thề trong cơn thịnh nộ, chúng sẽ không được vào chốn an nghỉ với Ta".
Vì họ thiếu chú ý, thiếu đức tin, dòng giống trong sa mạc" không thể vào trong sự an nghỉ của Chúa. Chúa Giêsu thương bày tỏ sự kết án này. (Mt 11,26 - 12,39 - 16,4 ; Lc 11,29 ; Mc 8.,12).
Phán quyết thảm hại hờn, dầu về nhân bản là sự hiếu động. Một trong những dấu chỉ của sự mất quân bình hiện nay là không thể ngủ đuốc nếu không có thuốc ngủ nhân tạo Tại sao Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên con người để sống với Chúa, lại không là nhân tố thân sâu mang lại quân bình và an nghỉ: “Matta, Matta, con lo lắng bồn chồn nhiều quá". (Lc 10,4). Đừng lo,... như các lương dân... Trước tiên, các con hãy lo tìm Nước Chúa... rồi tất cả bấy nhiêu sự ấy Người sẽ thêm cho các con sau. (Mt 6,25 - 34).
Vậy chúng ta hãy mau tiến về nơi an nghỉ đó để không ai sa ngã mà nêu gương bất trung.
Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1 Sm 8, 4-7, 10-22
Lịch sử chính trị của Israel đi đến một trong các khúc quanh quan trọng nhất. Cho đến lúc này, từ khi đã vào được Đất hứa, mười hai chi tộc đã sinh hoạt mà không có một cơ quan chính quyền trung ương. Mỗi chi tộc đều có một tổ chức hành chánh riêng, chắc chắn khá sơ đẳng. Thỉnh thoảng họ liên kết với nhau trong trường hợp bị các lân bang đe dọa. Bấy giờ, một tướng lãnh, một "Quan án " mới liền cử một hoặc hai chi tộc lại lo việc phòng thủ chung. Nhưng, tới lúc người ta bắt đầu nhận ra tổ chức mỏng manh và ngẫu nhiên này thật là bấp bênh. Người ta mong muốn một tổ chức vững chắc hơn, như các lân bang của họ, cả về mặt chính trị cũng như quân sự.
Các kỳ mục ít-ra-en hội họp lại và tìm gặp Samuen.
Các kỳ mục hội. họp. Họ bàn luận, Họ quyết định. Người thời nay cũng vậy, họ dành nhiều thời gian để "hội họp” Người ta nói nhiều về thống nhất. Điều đó một phần do bản tính con người, là sinh vật sống đoàn thể, mang định mệnh sống với nguy khắc. Phạm vi hiệp thương càng ngày càng mở rộng đáng kể.. Người nào muốn sống lẻ loi hay tham gia quá hạn hẹp, để có nguy cơ bị các luồng tư tưởng ngoại lai cuốn theo.
Trong niềm tin của tôi, dưới mắt Thiên Chúa, tôi suy nghĩ về cuộc tiến hóa trên đây của xã hội loài người. Vào thời của Samuel, từ một “chi tộc" nhỏ nhất, đã tiến đến một quốc gia.
Tôi đã tham gia vào đời sống xã hội, vào đời sống Giáo hội, tới mức độ nào?
Xin ông lập cho chúng tôi một ông vua để cai trị chúng tôi như các dân tộc khác.
Luận cứ chính yếu là được “trở nên như những dân tộc khác. Tựu trung, đó là một phản ứng tốt lành muốn những vấn đề mới, những cơ cấu mới. Thiên Chúa đã cho chúng ta trí khôn để "cai trị trái đất và chế ngự nó”. Có phần nào lười biếng, nêu chỉ lập lại cách đơn thuần các giải pháp của thời quá khứ. Đó là cơn cám dỗ thường xuyên của các, cơ cấu tổ chức và cũng là của Giáo hội là: không sáng kiến, trí tuệ, không thích nghi với các hoàn cảnh mới. Trong phạm vi đời sống cá nhân, nghề nghiệp, gia đình của tôi...cũng đúng vậy: không tiến triển tức là thụt lùi, và hầu như thua bại. Xét về phương diện thiêng liêng của tôi cũng đúng thế: để mình dừng lại trong những lề thói quen thuộc, cứ dậm chân tại chỗ, là gần như buông bỏ.
Samuen phật lòng khi nghe họ nói: "Cho chúng tôi một ông vua". Và ông đã khẩn cầu Giavê. Nhưng Giavê nói với Samuen: "Ngươi hãy làm theo ý dân xin, vì không phải ngươi là kẻ chứng từ rẫy, mà chính Ta bị chứng từ rẫy, không muốn Ta cai trị chúng".
Đó, đã có sự dị biệt trong cách lựa chọn đường lối chính trị. Dân chúng và các kỳ mục đề nghị một thể chế quân chủ nhưng ngôn sứ:Samuel lại không đồng ý. Và cầu nguyện về vấn đề này. Thiên Chúa chấp thuận ý của vị ngôn sứ cũng như ý dân chúng. Hãy làm theo ý dân xin”.
Đúng vậy? các việc chính trị thật phức tạp.
Một đàng, ai cũng rõ là dân Thiên Chúa là một dân được chọn riêng. Và việc xin một. ông vua xem ra là một giật lùi vì cho đến lúc này, Thiên Chúa là Đấng trực tiếp cai trị dân. Và vị ngôn sứ phật ý về việc đó.
Đàng khác, ai cũng biết là dân Thiên Chúa cũng là một dân thuộc loài người, cần được cai trị với những luật lệ giống như các tổ chức nhân loại khác: họ muốn trở nên, những dân tộc khác”.
Khi phải miễn cưỡng chấp nhận cho họ thể chế quân chủ. Samuel báo trước cho họ những điều bất dị của chế độ quyền hành nhà vua sẽ đàn áp họ.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con được thấy rõ trong những hoàn cảnh còn mập mờ của chúng con.
Bài Tin Mừng: Mc 2,1-12
Chúa Giêsu trở về Capharnaum. Nghe tin Người đang ở trong nhà, nhiều người tuôn tới đông đảo, đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng.
Chúa Giêsu có tìm kiếm yên tĩnh và buộc người ta giữ bí mật nhưng cũng vô ích. Đám đông cứ quấy rầy Người. Không làm sao được? Điều đó chứng tỏ tính cách hoàn toàn mập mờ trong thái độ mong chờ Đấng Thiên Sai của dân chúng. Ta cũng không nên quên rằng, thỉnh thoảng lại xuất hiện những kẻ cuồng tưởng: tự. xưng mình là Đấng Thiên Sai và kéo theo những kẻ tán thành ủng hộ, sự kiện này giúp ta hiểu thêm lý do khiến Chúa Giêsu không muốn người ta đề cập đến Người trước giờ ấn định. Hình như người ta đã tìm cách lợi dụng Người, buộc Người phải đóng vai trò một vị giới phổng theo kiểu trần gian.
Tới chiêm ngắm Chúa Giêsu bị xô đẩy, dồn ép trong căn nhà của Người tại Capharnaum.
Chúa Giêsu giảng dạy họ.
Đối với Chúa, đó mới là điều cần bàn.
Dù người ta có đến để xem dấu lạ.., điều giật gân, diệu kỳ… thì chính Chúa Giêsu vẫn kiên quyết giữ đúng vai trò của mình, là sứ vụ dành riêng cho tôn giáo: rao giảng Lời Chúa.
Người ta mang đến cho Người một kẻ bất toại do bốn người khiêng. Vì dân chúng quá đông, không thể khiêng đến gần Người được, nên họ đỡ mái nhà trên chỗ Người ngồi một lỗ to rồi thòng chiếc chõng với người bất toại xuống.
Cả ba thánh sử: Márco, Mátthêu, Lu ca đều tường thuật cảnh trên. Đó là pha cảnh khó quên. ít ra, nó biểu lộ con người náo nức tìm đủ mọi phương cách để đến gần Chúa. Còn tôi, nỗi háo hức được đến gần Chúa như thế nào? tôi không đầu hàng ngay khi gặp cản trở đầu tiên sao?
Thấy lòng tin của họ, Chúa Giêsu nói với, người bất toại rằng: "Hởi con, tội lỗi con được tha”.
Đối với Chúa, đây cũng là việc làm cốt yếu.
Thay vì để người ta lôi cuốn. đóng vai trò Vị cứu thế có Phép thần thông, Cứu Chúa làm phép lạ.
Chúa Giêsu lại nhấn mạnh đến Đức tin, và thực hiện công trình cứu độ hoàn toàn có tính nội tâm: Người tha thứ.
Trước hết, tôi kêu cầu Chúa Kitô và giáo hội điều gì?
Tôi muốn chiêm ngưỡng những gì đang diễn tiến trong tâm hồn Chúa Giêsu.
Người nhìn thấy Đức tin... Người cảm phục những con người này đã chịu khó biết bao. Chúa Giêsu, một con người biết thán phục, biết khám phá cái chính cốt trong tâm hồn, vượt qua những vẻ bề ngoài hỗn tạp.
Họ đến với Người, để xin chữa lành phần xác. Còn Người, Người biết nhận ra Đức tin trong tâm hồn họ.
Người tha thứ… Người thật tốt lành, Người là một Thiên Chúa nhìn rõ tội ác, nhưng không lên án, và có thể nói là không xử phạt: mà chỉ tha thứ.
Chúng ta mới chỉ đọc tới chương hai của “Tin Mừng” theo thánh Marcô, nhưng tất cả những gì cốt yếu đã được đề cập tới
Các luật sĩ thầm nghĩ rằng: "Sao ông này lại nói thế? ông nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội nếu không phải là một mình Thiên Chúa.”
Ngay khi vừa khởi đầu Tin Mừng, cuộc Thụ khổ của Chúa đã hiện lên. Sau này, Chúa Giêsu sẽ bị kết án cũng bởi chính những luật sĩ này, với cùng một lý do "tội nói phạm thượng" (Mc 14,64). Ngay từ đầu, Người đã bị những địch thù bao vây từng ngày, cuộc sống của Người càng trở nên bi thảm. Đó cũng là một lý do để Người tự tỏ hiện một cách. hết sức kín đáo.
Để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất, Ta truyền cho con hãy trỗi dậy vác chõng mà về nhà.
Lần đầu tiên Marcô sử dụng tước hiệu “Con Người”. Chúa Giêsu sẽ thường dùng thuật ngữ này, kiểu nói lấy lại của tiên tri Đaniel (7,13-14).
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Chúa chữa người bệnh tê liệt
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Nhìn ngắm Chúa Giê-su:
- Chúa Giê-su dùng quyền hành để phục vụ con người: về phần xác, Người chữa mọi thứ bệnh tật; về phần hồn, Người ban ơn tha tội. Phép lạ Chúa tha tội và chữa lành người bất toại hôm nay đã chứng minh điều đó.
Là kitô hữu, chúng ta cần cứu giúp tha nhân phần xác: bác ái, phục vụ; giúp đỡ về phần hồn: giúp tha nhân hoàn thiện đời sống và thánh hóa tha nhân.
- Người giảng lời cho họ: dân chúng tìm đến Chúa để được cứu chữa. Nhưng trước khi cứu chữa, Người giảng dạy dân chúng.
Người tông đồ: khi làm việc tông đồ phải lưu tâm mở dạy kẻ mê muội để mở lòng mở trí cho họ hiểu biết về Chúa, và thánh ý của Người để họ sống.
- Thấy họ có lòng tin, Chúa Giê-su bảo họ: “ Này con, con đã được tha tội rồi!” Nhờ đức tin của những người chung quanh: khiêng người bất toại đến với Chúa, và đức tin của người bất toại: để cho người ta khiêng đến với Chúa, đã sinh hiệu quả được Chúa tha thứ tội lỗi.
Đức tin là điều kiện để đón nhận ơn Chúa: ở đây là sự tha thứ. Muốn có ơn Chúa giúp, chúng ta cần có lòng tin vào Chúa và cần nhờ đến đức tin của người khác hỗ trợ cho mình nữa.
- Chúa Giêsu thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế! Chúa thấu suốt mọi tâm can. Chúng ta chỉ có thể che dấu con người, chứ không thể che dấu được Chúa. Vì thế chúng ta cần sống ngay thẳng cả bên trong lẫn bên ngoài, không có gì qua khỏi con mắt của Chúa.
- Con Người có quyền tha tội: chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội, vì thế chúng ta không có quyền kết án tội ai, nhưng chúng ta phải biết noi gương Chúa,biết sống tha thứ cho tha nhân như chính Chúa đã tha thứ cho bản thân mình.
2. Nhìn vào người bất toại:
- Vì bất lực nên cần đến những người chung quanh giúp đỡ. Muốn đón nhận ơn Chúa, cần phải biết đón nhận sự giúp đỡ của tha nhân về công việc, về tinh thần, nhất là về công phúc để được Chúa ban ơn giúp đỡ.
- Người bất toại thì bất lực không làm được gì. Chúng ta phải ý thức sự bất toại của người tội lỗi: Không làm được việc gì có giá trị trước mặt Chúa vì không có ơn sủng, để nhờ đó chúng ta gớm ghét tội lỗi, xa lánh những dịp tội và may mắn nhiệt tình giúp đỡ những người tội lỗi ăn năn sám hối để được ơn tha thứ.
- Người bại liệt đứng dậy và lập tức vác chõng đi ra trước mọi người: biết tin tưởng và vâng nghe theo Chúa thì sẽ được Chúa biến đổi từ bại liệt trở nên người bình thường.
3. Nhìn ngắm dân chúng đến với Chúa để biết năng chạy đến với Chúa và nhiệt tình tham dự với cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa như tham dự thánh lễ, các giờ cầu nguyện chung hoặc tham dự các giờ cử hành phụng vụ …
4. Nhìn ngắm các kinh sư để rút kinh nghiệm cho bản thân: tránh óc cục bộ, khép kín, cố chấp, thành kiến khiến ta trở thành người khó tính, cứng cổ, hẹp hòi và độc đoán …